Để kiểm tra xem món ăn bạn đang dùng là nước hầm từ xương hay từ hóa chất để bảo vệ sức khỏe, an toàn thì hãy đọc qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!
Ngày nay, sự lựa chọn ăn ở hàng quán ngày càng tăng bởi sự tiện lợi, nhanh chóng. Nhưng vì lợi nhuận và có thể đáp ứng nhu cầu của khách, một số cửa hàng thay vì sử dụng nước hầm từ xương cho nước dùng thì lại dùng hóa chất độc hại làm tăng hương vị.
Bạn đang đọc: Mẹo nhận biết nước dùng hầm từ xương và từ hóa chất khi đi ăn quán
Hóa chất để làm nước dùng
Bạn có thể dễ dàng tìm mua các loại hóa chất thay thế gia vị này tại Chợ Lớn, với giá thành từ 300-400.000 đồng/kg là có thể dùng rất nhiều lần. Đa phần các loại hóa chất này có xuất xứ không rõ ràng từ Trung Quốc, nếu dùng lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe trầm trọng. Vì vậy, bài viết này hướng dẫn bạn cách nhận biết nước dùng hầm từ xương và từ hóa chất để tránh gây hại cho sức khỏe.
Ngửi mùi
Thông thường, nước dùng hầm từ xương, thịt sẽ có mùi thơm thanh nhẹ đặc trưng mà chỉ khi ninh trong thời gian lâu thì mới có thể cảm nhận được mùi hương này một cách rõ rệt.
Ngược lại, đối với nước dùng sử dụng hóa chất thì khi vừa mới đem ra đã có mùi thơm ngào ngạt, lí do là vì đã được pha thêm hóa chất vào bên trong để tạo mùi.
Ngửi mùi nước dùng
Màu sắc của nước dùng
Bạn có thể quan sát màu sắc của nước dùng để xác định xem là hầm từ xương hay dùng hóa chất. Với các nước dùng hầm từ xương, thịt, rau, củ thì thường sẽ có độ trong và có các váng mỡ màu nổi lên trên bề mặt.
Trong khi đó nước dùng mà có màu đỏ hồng hay hơi vàng cam thì chắc chắn đã có chất phụ gia, hóa chất thêm vào. Bởi nước dùng ninh từ xương theo phương pháp truyền thống, dù có cho nhiều ớt, cà chua bao nhiêu thì vẫn không thể có màu sắc bắt mắt như vậy.
Tìm hiểu thêm: Cá chét làm món gì ngon? Tổng hợp 5 món ngon từ cá chét
Quan sát màu sắc của nước dùngNếm thử vị
Nếu những cách trên mà bạn vẫn chưa an tâm thì có thể nếm thử một chút vị của nước dùng để xác định. Nước dùng từ xương khi nếm có vị thanh, ngọt tự nhiên và cảm giác thanh đạm, còn nếu cay cũng là cảm giác cay dễ chịu như của tiêu, ớt ta thường ăn chứ không kích thích khi dùng sa tế.
Còn nước dùng có màu đỏ hay hồng nhạt, khi nếm có vị ngọt đậm, cay xè kích thích thì chắc chắn đã được thêm chất tạo vị ngọt, cay và màu hóa học.
Nếm thử vị nước dùng
Tác hại của nước dùng từ hóa chất
Khi bạn ăn xong 5 phút thì đầu lưỡi có vị ngọt, mỏi gáy, nổi mề đay, dị ứng, nhiều người bị chóng mặt, ù tai, buồn nôn.
Đặc biệt, nếu thai phụ hay dùng nước dùng từ hóa chất sẽ gây kích thích niêm mạc đường ruột, tác động xấu đến chức năng men tiêu hóa, gây rối loạn tiêu hóa và sự hấp thụ chất dinh dưỡng giảm. Việc sử dụng bừa bãi, quá liều lượng cũng có thể ảnh hưởng đến thận, gây ung thư gan, thận, phổi, thậm chí gây dị dạng bào thai.
>>>>>Xem thêm: Cách nấu chè thưng thơm béo chuẩn vị Nam Bộ
Nổi mề đay khi dùng nước dùng chứa hóa chấtVì đây là những chất hóa học tan trong nước và không màu, không mùi nên rất khó phát hiện do vậy sẽ gây hại cho sức khỏe. Trên đây là 3 cách mà bạn có thể tham khảo để kiểm tra xem nước dùng mà bạn đang định ăn là hầm từ xương, rau củ hay sử dụng hóa chất. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn!