Nhiều bạn trước nay vẫn cho rằng bột trà xanh và matcha là một. Thực tế chúng là hai sản phẩm hoàn toàn khác nhau. Bột trà xanh có thành phần chính từ lá trà, màu sẫm, còn matcha thành phần chính lại là búp trà, màu tươi đẹp hơn rất nhiều.
Bột matcha và bột trà xanh là gì?
Bột trà xanh là gì? Nguồn gốc và đặc điểm nhận biết
Bột trà xanh là loại bột có thành phần chính là trà xanh được nghiền thành bột. Thay vì phải bỏ lá trà như cách pha trà uống thông thường, thì bột trà xanh được khuấy với nước sôi và uống luôn cả phần bã trà. Thế nên, việc uống bột trà xanh mang lại nhiều lợi ích sức khỏe hơn.
Bạn đang đọc: Bột matcha và bột trà xanh có phải là một? Cách dùng ra sao?
Bột trà xanh là sản phẩm sau khi nghiền lá trà non (70%) và búp trà (30%) không qua các quy trình sơ chế phức tạp chỉ hái trà, sấy khô và nghiền nhuyễn.
Bột trà xanh được tạo ra bởi Eisa (người Nhật Bản) – một nhà sáng lập giáo phái Lâm Tế của Thiền Phật giáo.
Từ xa xưa, trà xanh được trồng tại Trung Quốc, dần dần thì trà xanh mới được trồng và phổ biến tại Nhật. Lúc ấy, trà xanh là thức uống vô cùng quý, chỉ có các tu sĩ hoặc hoàng tộc mới có thể thưởng thức.
Về sau, Eisai cũng là người giới thiệu về lợi ích sức khỏe, công dụng cũng như ảnh hưởng của trà xanh tới tầng lớp dân thường và các chiến binh samurai.
Khoảng cuối thế kỷ 12, trong “tencha” (nghĩa là nghệ thuật pha chế trà), Eisa đã giới thiệu cách pha chế bột trà xanh. Khi đó trà xanh được xay thành bột mịn, sau đó cho vào bát, đổ nước nóng vào, dùng chổi khuấy đều cho bột hòa tan với nước. Sau khi từ Trung Quốc trở về Nhật, ông đã mang theo hạt giống trà xanh và nhân giống chúng khắp Nhật Bản.
Bột matcha là gì? Nguồn gốc và đặc điểm nhận biết
Được làm từ 100% búp trà non của cây trà xanh, bột Matcha còn thông qua quy trình sản xuất đặc biệt. Búp trà mới đâm chồi được che nắng, thu hoạch, dùng hơi nước để hấp chín và gió để sấy khô, tách bỏ phần gân của lá và nghiền thành bột xanh mịn.
Bột matcha là loại bột được làm từ 100% búp trà non được xay mịn từ lá trà non thu hoạch vào sáng sớm, sau đó sấy khô, tách gân lá và nhiền mịn. Vì đã loại bỏ đi gân lá nên bột matcha có thể tan hoàn toàn trong nước.
Về giá trị dinh dưỡng, bột matcha có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn nhiều lần so với bột trà xanh.
Nguồn gốc của bột matcha
Bột matcha có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng được các thiền sư từ Nhật bản mang về mẫu quốc và được chú trọng, nâng cấp chất lượng như bột matcha hiện này.
Bột matcha có chất lượng tốt, tuy nhiên nó chỉ phổ biến ở tầng lớp cao trong xã hội.
Phân biệt bột matcha và bột trà xanh
Bột trà xanh
- Thành phần chính: 70% lá trà non, 30% búp trà. Lá trà được hái, sấy, và nghiền bằng máy công nghiệp.
- Bột thô do không được loại bỏ gân lá.
- Màu sắc: màu xanh sẫm đôi khi bạn sẽ thấy có sản phẩm hơi ngả vàng, không mịn mà lợn cợn.
- Không hòa tan trong nước, vị chát đắng, không có hương thơm nồng ngọt.
- Hàm lượng dinh dưỡng thấp.
- Giá thành rẻ chỉ khoảng 700.000đ/kg.
Bột matcha
- Thành phần chính: 100% búp trà, búp trà được hái, hấp, sấy, tách bỏ gân lá và nghiền mịn thành bột.
- Bột siêu mịn, mềm và nhẹ.
- Màu sắc: Màu xanh sáng, đều màu, bột mềm mịn.
- Hòa tan hoàn toàn trong nước, khi nếm macha bạn sẽ thấy vị đắng đầu lưỡi sau đó là vị ngọt mát, hương thơm dễ chịu.
- Một số nhà sản xuất có cho thêm thành phần từ tảo biển vào matcha, do đó hàm lượng dinh dưỡng của chúng cao gấp 7 lần bột trà xanh thông thường.
- Giá cao từ 1.600.000đ đến dưới 6.000.000đ/kg tùy vào loại trà và cùng nguyên liệu.
Lưu ý: Tuyệt đối không ham rẻ khi chọn mua bột matcha, bởi vì đấy có thể là bột giả, có vấn đề. Thông thường bột matcha được sản xuất cẩn thận, theo khâu chế biến nghiêm ngặt, vì thế nên giá thành thường cao.
Bột trà xanh (bên trái) và bột matcha (bên phải)
Về cơ bản, bột matcha và bột trà xanh đều được làm ra từ cây trà xanh. Tuy nhiên, bột matcha chính là bột trà xanh, nhưng không phải tất cả bột trà xanh đều là bột matcha.
Bạn cũng đừng nhầm tưởng rằng matcha là bột cao cấp hơn hay có nhiều lợi ích tốt hơn bột trà xanh. Tùy vào mục đích sử dụng, bạn hãy cân nhắc giữa 2 loại bột để đạt hiệu quả mà không lãng phí nhé.
Tìm hiểu thêm: Chia sẻ cách làm chả ức gà đậu hũ cả nhà tấm tắc khen ngon
Bột trà xanh và bột matcha hiện nay được bán đầy dãy trên thị trường, do đó để biết được loại nào chất lượng thì bạn cần xem ngay 3 bước để nhanh chóng phân biệt chất lượng bột trà xanh Matcha nhé!
Ngoài ra, bột matcha cũng bị làm giả rất nhiều đấy! Chỉ cần phù phép từ bột trà xanh thông thường để thành bột matcha gắn nhãn mác “thượng hạng” sẽ dễ dàng “móc túi” bạn như chơi. Vậy biết cách phân biệt bột matcha thật và bột matcha giả sẽ giúp bạn an tâm hơn khi lựa chọn mua hàng.
Cách sử dụng bột trà xanh và bột matcha
Cách dùng bột matcha
Do matcha có màu xanh đẹp mắt, vị ngọt tự nhiên cũng như khả năng tan hoàn toàn trong nước nên thường được sử dụng trong nấu ăn. Bạn có thể dùng Matcha làm bánh, kem, pha thức uống…
Cách dùng bột trà xanh
Bột trà xanh lại có tính sát khuẩn, giúp chống oxy hóa cho da rất tốt nên thường được sử dụng trong chăm sóc da. Nếu bạn muốn dùng bột trà xanh trong nấu ăn, bạn nên rây lại bột cho thật mịn.
Dùng trong chế biến món ngon
Mousse trà xanh
Mochi trà xanh
Nougat matcha
Dalgona matcha
>>>>>Xem thêm: Khám phá 5 quán lẩu gà lá é ngon nức tiếng tại Đà lạt
Dùng trong làm đẹp
Bạn có thể tham khảo các cách sử dụng bột trà xanh trong làm đẹp sau:
– Cách dưỡng da với bột trà xanh cho từng loại da
– Cách tẩy tế bào chết bằng bột trà xanh
– Cách sử dụng bột trà xanh trị mụn
Tác dụng của bột matcha và bột trà xanh
Tác dụng của bột matcha
Matcha có các tác dụng tốt, hữu ích cho sức khỏe như:
- Chống lão hóa
- Ngăn ngừa ung thư
- Thư giãn tinh thần
- Tăng cường hệ miễn dịch
- Hỗ trợ tiêu hóa
Tác dụng của bột trà xanh
Cũng giống như matcha, trà xnah cũng có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe:
- Chống oxy hóa mạnh mẽ
- Chống ung thư
- Tăng cường sức khỏe tim mạch
- Làm tăng tuổi thọ
- Giúp đốt mỡ, giảm cân
- Giúp xương chắc khỏe
- Lưu giữ tuổi xuân
- Hỗ trợ trí nhớ
Blogtonghop24h.edu.vn mong rằng với những thông tin trên bạn có thể phân biệt rõ được matcha cũng như bột trà xanh, từ đó có sự cân nhắc khi sử dụng chúng trong từng mục đích của bản thân.