Tìm hiểu loài cua cạn lớn nhất Việt Nam có vẻ ngoài độc đáo, cực kì quý hiếm

Tìm hiểu loài cua cạn lớn nhất Việt Nam có vẻ ngoài độc đáo, cực kì quý hiếm

Bạn đã biết đến loài cua cạn lớn nhất Việt Nam cực quý hiếm và có vẻ ngoài độc đáo này chưa? Hãy cùng tìm hiểu về chúng qua bài viết dưới đây nhé.

Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn loài cua có vẻ ngoài khác lạ, và tên gọi cũng rất đặc biệt: “Cua xe tăng”. Để biết đây là loài cua như thế nào và có đặc điểm gì, hãy cùng đọc ngay bài viết sau bạn nhé. Cùng tìm hiểu thôi nào.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu loài cua cạn lớn nhất Việt Nam có vẻ ngoài độc đáo, cực kì quý hiếm

Cua xe tăng là gì?

Cua xe tăng có tên danh pháp khoa học là Cardisoma carnifex, là một loài cua cạn khổng lồ thuộc họ Geocarcinidae. Tên giống Cardisoma của loài cua này có nguồn gốc từ tiếng Latinh, là sự kết hợp của từ “Cardi” – mang nghĩa trái tim và “soma” có nghĩa “cơ thể”. Trên thực tế, dáng mai của loài cua này nhìn rất giống hình trái tim.

Cua xe tăng còn có một số đồng danh khác như Cardisomɑ obesum Dana, Cardisoma urvillei Milne Edwards, Perigrapsus excelsus Heller, Cardisomɑ guanhumi var. carnifex Ortmann, ancer hydrodromus Herbst,…

Tìm hiểu loài cua cạn lớn nhất Việt Nam có vẻ ngoài độc đáo, cực kì quý hiếmCua xe tăng là gì?

Loài cua này phân bố rộng rãi ở châu Phi và vùng biển Indo – Thái Bình Dương và cả quốc đảo Fiji. Loại cua này từng được người dân đảo Fiji đưa vào tem thư của đảo quốc vì độ quý hiếm của chúng. Tại Việt Nam, đây cũng là một loại cua thuộc vào hàng quý hiếm. Hiện nay, khu vừng rừng ngập mặn ở vườn quốc gia Côn Đảo là nơi duy nhất có loại cua này.

Tìm hiểu loài cua cạn lớn nhất Việt Nam có vẻ ngoài độc đáo, cực kì quý hiếmCua xe tăng phân bố ở đâu?

Vùng rừng ngập mặn Côn Đảo là môi trường lý tưởng để loài cua này có thể sinh sống, chúng không thể sống ở các vùng rừng ngập mặn khác như Cần Giờ, Cà Mau. Lý do vì sao lại như vậy thì vẫn là một bí ẩn đối với các nhà khoa học.

Để giải đáp, chúng ta cần có những nghiên cứu chuyên sâu và đa ngành về dòng hải lưu, lưới thức ăn củɑ loài, hệ sinh thái, di truyền… và các điều kiện sống của xe tăng Côn Đảo.

Đặc điểm của cua xe tăng

Loài cua này xuất hiện ở vườn quốc gia Côn Đảo đã lâu mà các nhà khoa học trong nước không hề biết. Sở dĩ chúng được gọi là “cua xe tăng” chỉ đơn giản vì chúng bò giống…xe tăng. Tại Việt Nam và bán đảo Đông Dương, đây được coi là loài cua to nhất với chiều dài mai lên đến hơn 10cm.

Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn làm 4 cách làm kem ma quái kÌ bí, đã ăn là nghiện

Tìm hiểu loài cua cạn lớn nhất Việt Nam có vẻ ngoài độc đáo, cực kì quý hiếmĐặc điểm của cua xe tăng

Mai cua có màu nâu sẫm giống màu hạt dẻ và có hình dáng giống hình trái tim. Chúng có đôi càng to và chắc khỏe, có thể xé lá và ăn các loài thực vật. Cua xe tăng là loài ăn tạp, thường sống trong hang. Chúng có thể đào hang sâu đến 2cm với đường kính hang từ 8 – 12cm.

Dù sống trong hang ở trên cạn vùng chân triều hoặc ở những bãi cát nhưng khi đẻ trứng, chúng thường di cư ra biển. Bởi lẽ đó là nơi có nhiệt độ nước ổn định và có nhiều thức ăn và là nơi thích hợp để ấu trùng có thể phát triển.

Tìm hiểu loài cua cạn lớn nhất Việt Nam có vẻ ngoài độc đáo, cực kì quý hiếm

>>>>>Xem thêm: Mách bạn cách làm sò lông xào sa tế cay cay, ấm nồng ngày lạnh

Cua xe tăng với vẻ ngoài độc đáo

Vòng đời ấu trùng sẽ trải qua 5 giai đoạn, trong đó giai đoạn đầu sẽ kéo dài từ 22 – 25 ngày, sau đó chuyển qua giai đoạn ấu trùng mắt to. Ở giai đoạn này, chúng sống trôi nổi trong vùng nước ấm của đại dương đến khi phát triển thành cua xe tăng trưởng thành, dù vậy kích thước của chúng lúc này chỉ khoảng vài milimet.

Cua con sau đó sẽ tìm về nơi tổ tiên của chúng từng sinh sống. Đây là một loài cua cực kỳ quý hiếm nên chúng ta cần có những chính sách bảo tồn kịp thời và hợp lý.

Bài viết trên vừa giới thiệu đến bạn cua xe tăng với vẻ ngoài độc đáo và cực kỳ quý hiếm. Hy vọng những thông tin này hữu ích với bạn. Hãy thường xuyên ghé thăm trang web của Blogtonghop24h.edu.vn để đọc thêm nhiều thông tin bổ ích nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *