Thực đơn 7 ngày cho người suy thận đảm bảo dinh dưỡng

Thực đơn 7 ngày cho người suy thận đảm bảo dinh dưỡng

Bệnh suy thận mang tới rất nhiều phiền muộn cho người bệnh như người suy thận nên ăn gì, thực phẩm tốt cho thận là gì hay cần lưu ý gì trong chế độ ăn. HVì vậy, hãy xem qua 7 thực đơn ăn uống dành cho người suy thận dưới đây để không còn đau đầu nữa bạn nhé.

Bên cạnh phương pháp điều trị thì bị suy thận nên ăn gì và kiêng gì để kiểm soát các triệu chứng của bệnh là mối quan tâm của rất nhiều người. Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về chế độ dinh dưỡng hàng ngày dành cho người bị suy thận.

Bạn đang đọc: Thực đơn 7 ngày cho người suy thận đảm bảo dinh dưỡng

Thực đơn ngày 1

Lượng dinh dưỡng cần nạp: 1600 kcal

Lượng đạm: 60g

Thực đơn 7 ngày cho người suy thận đảm bảo dinh dưỡngThực đơn ngày 1

Bữa sáng: Miến xào thịt nạc

  • Miến: 60g
  • Thịt heo: 30g (3 miếng nhỏ, mỏng)
  • Rau cải ngọt: 100g
  • Dầu ăn: 10ml (2 muỗng canh)

Bữa trưa: Cơm gạo tẻ

  • Gạo tẻ: 100g (2 nửa chén cơm)
  • Thịt heo luộc: 30g (3 miếng mỏng vừa)
  • Tôm rang tỏi: 30g
  • Cải thảo luộc: 100g (1/2 chén rau)
  • Dầu ăn: 3ml (1/2 muỗng canh)

Bữa xế (15h):

  • Xoài chín: 100g

Bữa tối: Cơm gạo tẻ

  • Gạo tẻ: 100g (2 nửa chén cơm)
  • Cá trắm xốt: 80g
  • Thịt xay: 20g
  • Củ cải luộc: 100g
  • Dầu ăn: 7ml (1.5 muỗng canh)

Thực đơn ngày 2

Thực đơn 7 ngày cho người suy thận đảm bảo dinh dưỡngThực đơn ngày 2

Lượng dinh dưỡng cần nạp: 1800 kcal

Lượng đạm: 60g

Bữa sáng: Miến xào thịt bò

  • Miến: 60g
  • Thịt bò: 35g (5 – 6 miếng nhỏ, mỏng
  • Rau cải ngọt: 100g
  • Dầu ăn: 10ml (2 muỗng canh)

Bữa trưa: Cơm gạo tẻ

  • Gạo tẻ: 120g
  • Thịt heo luộc: 60g (6 – 7 miếng mỏng vừa)
  • Nem rán: 1 cái (20g thịt)
  • Củ cải luộc: 150g
  • Dầu ăn: 5ml
  • Nho ngọt: 70g (7 quả trung bình)

Bữa xế (15h): Khoai lang luộc chấm đường

  • Khoai lang luộc: 150g
  • Đường kính: 10g (1 thìa, thìa 10ml)

Bữa tối: Cơm gạo tẻ

  • Gạo tẻ: 120g
  • Thịt rim: 50g (3 – 4 miếng nhỏ, vừa)
  • Chả lá lốt: 01 cái (20g thịt)
  • Bí xanh luộc: 100g
  • Dầu ăn: 7ml

Thực đơn ngày 3

Lượng dinh dưỡng cần nạp: 1800 kcal

Lượng đạm: 70g

Thực đơn 7 ngày cho người suy thận đảm bảo dinh dưỡngThực đơn ngày 3

Bữa sáng: Phở xào thịt bò

  • Bánh phở: 180g
  • Thịt bò: 35g (5 – 6 miếng nhỏ, mỏng)
  • Rau cải ngọt: 100g
  • Dầu ăn: 10ml

Bữa trưa: Cơm gạo tẻ

  • Gạo tẻ: 120g
  • Thịt heo luộc: 60g (6 – 7 miếng mỏng vừa)
  • Nem rán: 1 cái (20g thịt)
  • Củ cải luộc: 150g
  • Dầu ăn: 5ml

Bữa xế (15h):

  • Nho ngọt: 70g (7 quả trung bình)

Bữa tối: Cơm gạo tẻ

  • Gạo tẻ: 120gThịt rim: 50g (3 – 4 miếng nhỏ, vừa)
  • Chả lá lốt: 1 cái (20g thịt)
  • Bí xanh luộc: 100g
  • Dầu ăn: 10ml

Thực đơn ngày 4

Lượng dinh dưỡng cần nạp: 1800 kcal

Lượng đạm: 80 – 85g

Thực đơn 7 ngày cho người suy thận đảm bảo dinh dưỡngThực đơn ngày 4

Bữa sáng: Phở bò

  • Bánh phở: 180g
  • Thịt bò: 50g (10 – 11 miếng nhỏ, mỏng)
  • Hành lá, rau thơm

Bữa trưa: Cơm gạo tẻ

  • Gạo tẻ: 120g
  • Thịt heo luộc: 60g (6 – 7 miếng mỏng vừa)
  • Nem rán: 2 cái (40g thịt)
  • Củ cải luộc: 150g
  • Dầu ăn: 7ml

Bữa xế (15h):

  • Nho ngọt: 70g (7 quả trung bình)

Bữa tối: Cơm gạo tẻ

  • Gạo tẻ: 120g
  • Thịt rim: 60g (4 – 5 miếng nhỏ, vừa)
  • Chả lá lốt: 2 cái (40g thịt)
  • Bí xanh luộc: 150g
  • Dầu ăn: 10ml

Thực đơn ngày 5

Lượng dinh dưỡng cần nạp: 1900 – 2000 kcal

Lượng đạm: 70g

Thực đơn 7 ngày cho người suy thận đảm bảo dinh dưỡngThực đơn ngày 5

Bữa sáng: Phở bò

  • Bánh phở: 180g
  • Thịt bò: 40g (8 –9 miếng nhỏ, mỏng)
  • Hành lá, rau thơm

Bữa trưa: Cơm gạo tẻ

  • Gạo tẻ: 160g
  • Đậu hũ nhồi thịt: Thịt nạc: 15g, đậu hũ 1/2 bìa (30g)
  • Cá bống chiên: 50g (3 con vừa)
  • Rau luộc: 100g
  • Dầu ăn: 15ml
  • Thanh long: 100g

Bữa xế (15h): Khoai sọ luộc chấm đường

  • Khoai sọ: 120g (2 củ nhỏ)
  • Đường kính: 10g

Bữa tối: Cơm gạo tẻ

  • Gạo tẻ: 120g
  • Thịt rim: 65g (5- 6 miếng vừa mỏng)
  • Mọc xốt: 1 viên (30g)
  • Rau luộc: 150g
  • Dầu ăn: 10ml

Thực đơn ngày 6

Lượng dinh dưỡng cần nạp: 1900 – 2000 kcal

Lượng đạm: 80g

Tìm hiểu thêm: Cách làm đậu hũ kho tiêu chay đậm đà, vô cùng bắt cơm

Thực đơn 7 ngày cho người suy thận đảm bảo dinh dưỡngThực đơn ngày 6

Bữa sáng: Phở bò

  • Bánh phở: 180g
  • Thịt bò: 50g (10 – 11 miếng nhỏ, mỏng)
  • Hành lá, rau thơm

Bữa trưa: Cơm gạo tẻ

  • Gạo tẻ: 160g
  • Đậu phụ nhồi thịt: Thịt nạc: 30g, đậu phụ 1 bìa (60g)
  • Cá bống chiên: 60g (3 con vừa)
  • Rau luộc: 100g
  • Dầu ăn: 15ml
  • Thanh long: 100g

Bữa xế (15h):

  • Khoai lang luộc: 100g (1 củ nhỏ)

Bữa tối: Cơm gạo tẻ

  • Gạo tẻ: 120g
  • Thịt rim: 60g (5- 6 miếng vừa mỏng)
  • Mọc xốt: 1 viên (30g)
  • Rau luộc: 100g
  • Dầu ăn: 10ml

Thực đơn ngày 7

Lượng dinh dưỡng cần nạp: 1900 – 2000 kcal

Lượng đạm: 90g

Thực đơn 7 ngày cho người suy thận đảm bảo dinh dưỡngThực đơn ngày 7

Bữa sáng: Phở bò

  • Bánh phở: 200g
  • Thịt bò: 50g (10 – 11 miếng nhỏ, mỏng)
  • Hành lá, rau thơm

Bữa trưa: Cơm gạo tẻ

  • Gạo tẻ: 160g
  • Cá trắm chiên: 100g
  • Mọc xốt: 04 viên (80g thịt)
  • Rau luộc: 100g
  • Dầu ăn: 15ml

Bữa xế (15h):

  • Thanh long: 100g

Bữa tối: Cơm gạo tẻ

  • Gạo tẻ: 120g
  • Thịt luộc: 50g (4- 5 miếng vừa mỏng)
  • Đậu phụ nhồi thịt: Thịt nạc 30g, đậu phụ 1 bìa 60g
  • Bí xanh luộc: 100g
  • Dầu ăn: 5ml

Người bị suy thận nên lưu ý gì trong chế độ ăn?

Giảm bớt chất đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày

Người bị suy thận nên ăn ít đi những thực phẩm có thành phần đạm trong bữa cơm như thịt, cá, sữa, trứng, đậu đỗ, rau ngót, giá đỗ,… Với những bệnh nhân có cân nặng từ 50 tới 55 kg, chỉ nên cung cấp chất đạm cho cơ thể với 50g lượng thịt, cá và khoảng 250ml sữa mỗi ngày. Ngoài ra, người bệnh cần kiêng nội tạng động vật, đồ ăn nướng, chiên, rán nhiều dầu mỡ.

Thực đơn 7 ngày cho người suy thận đảm bảo dinh dưỡngNên hạn chế ăn đạm động vật

Thay vì nạp đạm động vật thì có thể sử dụng ngũ cốc để thay thế việc ăn thịt, cá. Ngoài ra, người bệnh có thể bổ sung thêm một số loại củ có tinh bột trong các bữa nhỏ hàng ngày như khoai lang, khoai sọ, bột sắn dây,…

Sử dụng đường và chất béo tự nhiên

Tiêu thụ đường bằng cách sử dụng mía, mật ong, trái cây, uống sữa để bổ sung canxi. Bổ sung chất béo khoảng 30-40g 1 ngày, nên dùng chất béo từ thực vật như quả bơ, dầu oliu, dầu lạc,…

Hạn chế dùng nhiều muối trong khẩu phần ăn

Người bệnh suy thận cần ăn càng nhạt càng tốt, hạn chế dùng muối và bột ngọt. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tránh các món ăn chứa nhiều muối như: dưa muối, cà muối,…

Thực đơn 7 ngày cho người suy thận đảm bảo dinh dưỡngHạn chế ăn muối nhất có thể

Ngoài ra, người bệnh không nên ăn thực phẩm chế biến sẵn vì trong các sản phẩm này thường sử dụng nhiều muối để bảo quản và không đảm bảo an toàn sức khỏe.

Hạn chế dùng thực phẩm có chứa chất kali

Kali đóng nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể, nhưng những người bị suy thận cần phải hạn chế kali để tránh làm tăng mức độ kali trong máu và gây nguy hiểm. Rau có nhiều lá và trái cây như cam, nho, đào, chuối chứa nhiều kali và người bệnh suy thận chỉ nên sử dụng từ 2 tới 4g/ ngày.

Chú ý lượng nước uống hàng ngày

Uống nhiều hay ít nước khi chức năng thận bị suy giảm đều ảnh hưởng trực tiếp đến thận. Bởi vậy, đối với người bị suy thận, lượng nước cung cấp cho cơ thể còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

  • Đối với người có nước tiểu ít: Phải uống nhiều nước, thậm chí là cần truyền nước.
  • Đối với người bị đái tháo nhạt, tiểu nhiều: Bổ sung lượng nước phù hợp tùy thuộc vào tình trạng bệnh.
  • Đối với người bị suy thận nặng: Hạn chế uống nước để giảm áp lực cho thận. Việc bổ sung lượng nước sẽ tùy theo nhu cầu của người bệnh.

Đối với người bị phù, suy thận cấp giai đoạn vô niệu, cũng cần cân bằng giữa lượng nước vào và thải ra. Nếu lượng nước vào lớn hơn lượng nước ra thì có thể gây ra tình trạng phù nề, huyết áp khó kiểm soát và suy tim. Còn lượng nước vào nhỏ hơn sẽ gây mất nước (da nhăn nheo, hạ huyết áp, choáng váng).

Thực đơn 7 ngày cho người suy thận đảm bảo dinh dưỡng

>>>>>Xem thêm: Trổ tài làm món súp cà chua Gazpacho đúng chuẩn Tây Ban Nha

Uống lượng nước vừa phải

Ngoài ra, người bệnh cũng không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, trà, cà phê, đồ uống có ga. Không ăn thực phẩm có tính chua như sữa chua, ô mai,…

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin về dinh dưỡng cho người bị suy thận để giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Thận là cơ quan nội tạng rất quan trọng với cơ thể nên bạn hãy duy trì một chế độ dinh dưỡng khoa học và tuân thủ theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ để bảo vệ bộ phận này nhé.

Nguồn: Tâm Anh Hospital

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *