Trà hoa vàng không chỉ đẹp mà còn có công dụng cực kỳ tuyệt vời cho sức khỏe. Cùng tìm hiểu về những đặc điểm, lợi ích của loại trà được xem là “nữ hoàng của các loại trà” này nhé.
Trà hoa vàng – hay còn được mệnh danh là “nữ hoàng của các loại trà” là một loại trà quý cực kỳ có lợi cho sức khỏe và được sử dụng trong nhiều bài thuốc Đông y. Vậy loại trà này có những công dụng tuyệt vời như thế nào mà được nhiều người săn lùng và tìm kiếm đến thế, hãy cùng Blogtonghop24h.edu.vn tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Bạn đang đọc: Loại cây mọc dại mệnh danh nữ hoàng của các loại trà có giá đắt đỏ
Tìm hiểu về trà hoa vàng
Trà hoa vàng là cây gì?
Trà hoa vàng hay còn được gọi là kim hoa trà, trà trường thọ, trà rừng,… là loại cây thuộc họ Chè, có tên khoa học là Camellia chrysantha. Cây trà hoa vàng là loại dược liệu quý có xuất xứ từ tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Giống cây này còn có nhiều tên gọi khác như cây kim hoa trà, cây trà trường thọ, cây trà rừng,…
Thời xa xưa, trà hoa vàng chỉ được dùng cho Vua Chúa và người trong giới Hoàng Tộc. Do đó mà chúng được ưu ái với tên gọi “nữ hoàng” của các loại trà.
Trà hoa vàng là cây gì?
Nơi phân bố
Ở những vùng đất tơi xốp, độ thoát nước thấp là điều kiện lý tưởng để cây trà hoa vàng sinh trưởng. Tại Việt Nam, giống cây này được phân bố chủ yếu tại Ninh Bình, Tuyên Quang, Quế Phong – Nghệ An, Ba Vì – Hà Nội, Vĩnh Cửu – Đồng Nai,…Đặc biệt, huyện Ba Chẽ tỉnh Quảng Ninh là “thủ phủ” của cây trà hoa vàng với tổng diện tích trồng của toàn huyện đạt khoảng 205 ha. Trong đó, có khoảng 100 ha đang cho thu hoạch.
Nơi phân bố
Đặc điểm của cây trà hoa vàng
Trà hoa vàng là loài cây thân gỗ, thân cây có màu xanh, hoa màu vàng, cao từ 2-5m. Lá cây mọc cách nhau, có hình tròn, dài và hẹp, dài từ 11-14cm. Lá có các răng cưa nhỏ, không có lông, cuống lá từ 6-7mm.
Trên mỗi cuống lá là một bông hoa trà hoa vàng mọc đơn lẻ, có từ 8-10 cánh. Hoa có đường kính từ 5-6cm và thời điểm nở hoa là từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Bộ phận dùng, thu hoạch và sơ chế
Trà hoa vàng thường dùng để làm thuốc, trong đó cả lá, hoa và búp non đều được tận dụng để sơ chế, trong đó hoa trà hoa vàng được sử dụng nhiều nhất. Hoa thường được thu hoạch vào khoảng tháng 3-4 hàng năm, vào mùa xuân.
Bộ phận dùng, thu hoạch và sơ chế
Những bộ phận sau khi thu hoạch có thể dùng dạng tươi ngay hoặc sơ chế thành dạng sấy khô. Trà hoa vàng khô được sử dụng phổ biến vì có thể bảo quản được lâu trong các hộp thủy tinh, túi bóng.
Phân loại trà hoa vàng
Trà hoa vàng được phân loại với 4 loại chủ yếu dựa vào khu vực phân bố như sau:
- Trà hoa vàng Quảng Ninh
- Trà hoa vàng Vĩnh Phúc
- Trà hoa vàng Quế Phong (trà hoa vàng Nghệ An)
- Trà hoa vàng Đà Lạt
Phân loại trà hoa vàng
Giá trị dinh dưỡng trà hoa vàng
Theo nghiên cứu của Trường Đại học Dược Hà Nội cho biết hoa và lá của trà hoa vàng có hơn 400 thành phần hoá học an toàn và không có tác dụng phụ cho cơ thể. Trong đó, có khoảng 33,8% hoạt chất chống ung thư gồm selenium, tea polyphenol và saponin. Ngoài ra, loại thảo dược quý này còn chứa một số thành phần khác như vitamin C, vitamin E, vanadium, germanium, acid amin,…
Trà hoa vàng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan. Ngoài ra, chúng còn góp phần làm giảm cholesterol xấu trong máu. Do đó, loại thảo dược này có khả năng điều trị bệnh lý về tim mạch, cũng như có thể tham gia điều trị các khối u ác tính.
Thêm vào đó, giống cây này còn là vị thuốc quý hỗ trợ điều trị các triệu chứng của bệnh tiểu đường. Khi kết hợp cùng chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp, trà hoa vàng có thể đem lại hiệu quả giảm cân rất tốt. Giá trị dinh dưỡng.
Giá trị dinh dưỡng trà hoa vàng
Tác dụng của trà hoa vàng
Thanh lọc cơ thể, giải độc gan
Uống trà là một cách tuyệt vời để giải độc gan và thanh lọc cơ thể hiệu quả, đặc biệt trà hoa vàng chứa nhiều flavonoid – giúp ngăn chặn sự xâm nhập của các loại virus.
Thanh lọc cơ thể, giải độc gan
Giảm căng thẳng và stress
Một ly trà ấm chắc chắn sẽ khiến bạn thoải mái hơn và giảm bớt stress, xoa dịu tinh thần. Ngoài ra trà hoa vàng còn giúp cải thiện giấc ngủ, hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ khá hiệu quả.
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn làm ốc đắng hấp sả chinh phục thực khách khó tính
Giảm căng thẳng và stressDuy trì vẻ đẹp trẻ trung
Trong trà hoa vàng có chứa polyphenol, saponin, flavonoids, vanadium, vitamin C, vitamin E,… là những chất hỗ trợ chống oxy hóa, cân bằng các chuyển hóa trong cơ thể. Đặc biệt EGCG có trong cây vô cùng hiệu quả trong việc điều trị sạm da, đem lại làn da khỏe mạnh, tươi sáng từ bên trong.
Duy trì vẻ đẹp trẻ trung
Hỗ trợ điều trị ung thư
Theo “Camellia International Journal” – tạp chí chuyên nghiên cứu về trà hoa vàng của thế giới, cây trà hoa vàng có khả năng ức chế sự sinh trưởng các khối u lên đến 33,8%, một tỉ lệ khá cao trong điều trị ung thư hiện nay. Đây là loại thuốc được sử dụng để hỗ trợ trong điều trị ung thư giai đoạn cuối.
Hỗ trợ điều trị ung thư
Hỗ trợ bảo vệ sức khỏe tim mạch
Cũng theo “Camellia International Journal” – tạp chí chuyên nghiên cứu về Trà hoa vàng của thế giới, các hoạt chất trong cây trà hoa vàng có thể giúp giảm đến 35% hàm lượng cholesterol trong máu, hỗ trợ điều trị xơ vữa động mạch. Ngoài ra, các chất như polyphenol, polysaccharide trong trà hoa vàng cũng giúp hỗ trợ ổn định huyết áp, bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Hỗ trợ bảo vệ sức khỏe tim mạch
Giúp hạ đường huyết ở người bị tiểu đường
Các hợp chất chống oxy hóa trong cây trà hoa vàng sẽ ức chế các gốc tự do trong cơ thể, hỗ trợ giảm các biến chứng do bệnh tiểu đường gây nên, trong đó có chứng hạ đường huyết. Trà hoa vàng cũng giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đốt cháy mỡ trong cơ thể.
Giúp hạ đường huyết ở người bị tiểu đường
Cách sử dụng trà hoa vàng hiệu quả
Cách pha trà hoa vàng
Với mỗi lần pha trà, bạn có thể sử dụng từ 5-10 bông hoa trà hoa vàng pha cùng 500ml. Nếu có nước giếng thì pha bằng nước giếng sẽ tốt nhất, tuy nhiên nếu không có thì bạn có thể thay thế bằng nước đóng chai, nước mưa hay nước máy đều được.
Cách pha trà hoa vàng khá đơn giản, bạn chỉ cần cho các bông hoa vào ấm thủy tinh và hãm nước sôi vào. Để 10 phút để trà ngấm là bạn đã có thể thưởng thức một tách trà thơm ngon, tốt cho sức khỏe. Để tốt nhất, thì bạn nên thưởng thức trà sau khi ăn khoảng 30 phút và có thể uống mỗi ngày.
Cách pha trà hoa vàng
Bạn có thể sử dụng cách pha trà trên cho cả cánh hoa khô và tươi. Ngoài ra, nếu bạn muốn giữ cho cánh hoa tươi, đẹp thì có thể cho thêm chút muối khi pha.
Cách ngâm rượu trà hoa vàng
Phần quả non, hoa hay rễ đều có thể được dùng để ngâm rượu, tuy nhiên phần quả non được sử dụng phổ biến nhất vì lấy rễ thì cây sẽ bị chặt đi. Quả non sau khi thu hoạch, làm sạch thì sẽ phơi khô rồi đem ngâm ngập trong rượu 40 độ với thời gian ngâm là khoảng 1 tháng.
>>>>>Xem thêm: Cách làm gỏi trái vả thơm ngon cực bổ dưỡng
Cách ngâm rượu trà hoa vàngCác cách sử dụng khác của trà hoa vàng
Ngoài hai cách trên, bạn có thể dùng trà hoa vàng theo các cách sau với những công dụng riêng như:
- Chữa kiết lỵ: Dùng 30g lá trà hoa vàng khô đun sôi cùng với 600ml nước trong lửa nhỏ rồi chia ra uống 3 lần trong ngày.