Để chiếc máy ép chậm của gia đình bạn được bền bỉ hơn, Blogtonghop24h.edu.vn xin chia sẻ những lưu ý khi sử dụng máy ép chậm mà ai cũng nên biết qua bài viết sau.
Nắm những thông tin cần thiết về cách sử dụng, những lưu ý trước khi sử dụng một thiết bị nào đó là điều nên làm để vận hành thiết bị đúng cách, bảo quản thiết bị được bền, sử dụng lâu hơn.
Bạn đang đọc: Những lưu ý khi sử dụng máy ép chậm ai cũng nên biết
Máy ép chậm là loại máy đặc biệt, ép các loại củ quả, rau xanh,… ở tốc độ chậm, cho ra nước ép nguyên chất, bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Bài viết này Blogtonghop24h.edu.vn sẽ điểm qua các lưu ý khi sử dụng máy ép chậm mà ai cũng nên biết. Cùng tìm hiểu nhé!
Nguyên tắc khi ép
Bạn nên thực hiện theo nguyên tắc: Mềm trước, cứng sau – ít xơ trước, nhiều xơ sau.
Tức là bạn nên luân phiên ép các nguyên liệu mềm và ít xơ trước như: Dưa hấu, nho, chuối, bơ, kiwi, xoài, bưởi,…rồi tiếp đến là ép các nguyên liệu cứng, nhiều xơ hơn như: Cà rốt, bí đỏ, táo, cần tây, bó xôi,…
Mục đích của việc này là để các loại nguyên liệu cứng, nhiều xơ sẽ đẩy phần bã của các nguyên liệu mềm trước đó ra ngoài, tránh tình trạng kẹt lại trong máy gây nghẽn, khó vệ sinh.
Nguyên tắc ép: mềm trước, cứng sau – ít xơ trước, nhiều xơ sau
Cắt ngắn các loại rau củ có nhiều xơ
Kết hợp với nguyên tắc trên thì những loại rau củ cứng nhiều xơ như: Cà rốt, táo, bí đỏ,… nên cắt nhỏ hay bổ miếng để sao cho vừa miệng máy.
Các loại rau lá như: Cần tây, bó xôi,… nhiều xơ thớ dọc thì cũng cần phải cắt ngắn từ 1-3 cm hoặc cuộn lại trước khi cho vào máy ép, để không bị xơ dài làm tắc hỏng máy. Đặc biệt, với cây sả chỉ nên cắt ngắn vài mm.
Cắt ngắn các loại rau củ có nhiều xơ
Làm mát nguyên liệu trước khi ép
Nguyên liệu được làm mát trước khi ép sẽ dễ ép vì vậy cho ít bã hơn. Mặt khác nước ép ra mát hơn, cho cảm giác ngon miệng khi uống.
Mẹo hay
Với các nguyên liệu như: Bí đỏ, cà rốt, khoai lang, củ đậu,…nếu cắt trước để tủ lạnh thì cần ngâm cùng nước lọc rồi để cả hộp vào ngăn mát, để tránh bị khô cứng, cho ra ít nước hơn.
Tìm hiểu thêm: Xà lách xoong Nhật là gì? Cách nhận biết xà lách xoong Nhật
Làm mát nguyên liệu trước khi épKhông cho quá nhiều nguyên liệu vào một lúc
Máy ép chậm nuốt và nghiền từng miếng nguyên liệu một cách từ từ, vì vậy bạn chỉ cần thả nguyên liệu cho trục máy tự cuốn rau củ vào, không nên ép, nhấn cùng lúc quá nhiều nguyên liệu vào họng máy.
Nếu không máy ép sẽ bị tắc và nước ép lẫn nhiều bã hơn, không ngon. Ngoài ra, còn làm giảm tuổi thọ của máy. Thanh ấn (pusher) nên dùng khi: Nguyên liệu nằm ngang chắn ở họng máy, nguyên liệu mềm không tự trôi xuống.
Không cho quá nhiều nguyên liệu vào một lúc
Các nguyên liệu không nên cho vào máy ép chậm
Máy ép chậm hầu hết có thể ép các loại rau củ mà bạn hay uống như: Cà rốt, táo, dưa hấu, dưa leo, chuối,… các loại rau như cần tây, rau bina, bó xôi,….nhưng bạn vẫn cần lưu ý không nên cho vào máy ép chậm các nguyên liệu sau:
- Mía: tuyệt đối không dùng máy ép chậm để ép mía.
- Chanh, cam, quýt, táo, lê,…các nguyên liệu không ăn được vỏ thì cần bỏ vỏ trước khi ép.
- Đá viên hoặc trái cây đông cứng, không nên bỏ 2 loại này vào máy ép chậm, vì sẽ ảnh hưởng xấu cho trục ép, gây hư máy.
>>>>>Xem thêm: 8 món ăn ngon với pate Cột Đèn Hải Phòng, ăn là mê ngay
Các nguyên liệu không ăn được vỏ thì cần gọt bỏ vỏ trước khi épTrên đây là tổng hợp những lưu ý khi sử dụng máy ép chậm ai cũng nên biết để bảo quản cho chiếc máy ép chậm của gia đình được bền bỉ hơn. Hy vọng trước khi tiến hành sử dụng, bài viết này sẽ hữu ích cho bạn.
Chọn mua nước ép trái cây bán tại Blogtonghop24h.edu.vn: