Bột nở và baking soda là hai hóa chất được dùng phổ biến làm phụ gia thực phẩm hoặc nguyên liệu chính để làm những món bánh. Nhưng thực tế cho thấy có nhiều người chưa hiểu rõ bản chất của hai loại bột này.
Bột nở hay baking soda đều có khả năng làm cho phần bột nở lên trong quá trình làm bánh. Ngoài ra, trong thành phần của bột nở cũng có chứa khoảng 1/4 baking soda nên không ít người nhầm lẫn baking soda chính là bột nở và ngược lại. Nhưng thực chất, 2 loại bột này không hoàn toàn giống nhau.
Bạn đang đọc: Bột nở có phải là baking soda không?
Bột nở là gì?
Nhiều người nghĩ bột nở là baking soda vì trong bột nở chứa 1/4 thành phần baking soda
Rất nhiều người nhầm tưởng hai loại phụ gia này là một, tuy nhiên điều hoàn toàn không đúng. Lý do khiến nhiều người nghĩ bột nở là baking soda vì trong bột nở chứa 1/4 thành phần baking soda, còn lại là một số loại axit khác.
Trong một số trường hợp bạn có thể dùng bột nở thay thế cho baking soda hoặc ngược lại, nhưng không hẳn chúng là một loại phụ gia.
Baking soda có công dụng nhiều hơn so với bột nở, nó được dùng trong nấu ăn, tạo độ xốp cho nhiều loại bánh, thêm vào sốt cà chua hoặc nước chanh để giảm nồng độ axit. Bên cạnh đó nó còn có tác dụng trong việc chữa đau dạ dày, dùng làm nước súc miệng hoặc loại bỏ mảng bám trên răng.
Bột nở khác gì với baking soda
Phân loại
Bột nở hay còn được biết đến là baking powder, bao gồm 2 loại là single-acting và double-acting. Single-acting có tác dụng làm cho phần bột bánh nở ngay khi vừa tiếp xúc với nước. Còn double-acting thì làm cho bánh nở qua 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 là khi tiếp xúc với nước giống như single-acting
- Giai đoạn 2 là bánh nở khi tiếp xúc với nhiệt độ trong lò nướng
Khác với bột nở, baking soda (bột nổi)chỉ có tác dụng làm cho bánh nở một lần khi tiếp xúc với nước. Loại phụ gia này còn có tên gọi khác là muối nở hay thuốc muối, có dạng chất rắn màu trắng, mịn như bột, vị hơi mặn và có tính kiềm.
Bột nở có nhiều loại hơn so với bột baking soda
Công dụng
Trong các công thức làm bánh mà thành phần không có chất chứa acid như mật ong, đường nâu,.. thì chỉ được sử dụng bột nở chứ không dùng baking soda.
Trường hợp mà công thức làm bánh có chứa các nguyên liệu trên thì bạn có thể sử dụng cả baking soda lẫn bột nở.
Có thể thấy rằng, khi làm bánh, bột nở được sử dụng linh hoạt hơn baking soda vì khả năng giúp bánh nở cao và chứa acid nhiều hơn.
Còn về phía baking soda, thì ngoài là chất phụ gia làm bánh, loại bột này còn có thể được sử dụng để vệ sinh nhà cửa, làm đẹp, tẩy trắng răng,.. Nhìn chung, công dụng mà baking soda mang lại đa dạng hơn nhiều so với bột nở nhưng về lĩnh vực làm bánh thì bột nở lại được ưa chuộng và sử dụng nhiều hơn.
Tìm hiểu thêm: Cá hấp xì dầu thơm ngọt cực kỳ dễ làm
Bột nở được sử dụng linh hoạt hơn baking soda vì khả năng giúp bánh nở cao và chứa acid nhiều hơnGiá thành
Vì cùng là chất phụ gia làm bánh nên bột nở có mức giá khá rẻ và tương đương với baking soda, khoảng 50.000/ hộp 454g.
Cách bảo quản bột nở và baking soda
Để giúp bảo quản 2 loại bột này một cách tốt nhất, bạn cần bảo quản ở trong hộp kín, để chúng ở nơi khô ráo, tránh không để gần nơi có nhiệt độ cao như bếp, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
Bạn cũng không nên cất chúng trong tủ lạnh vì khi lấy chúng ra khỏi tủ lạnh, sẽ có hơi nước ngưng tụ và làm giảm đi hiệu quả sử dụng của bột nở. Hạn sử dụng của 2 loại bột này chỉ từ 3 tháng đến 6 tháng.
Chính vì vậy, hãy nhớ kiểm tra hạn sử dụng trước khi mua cũng như sử dụng. Nếu thấy quá hạn, hãy bỏ đi ngay lập tức. Khi bạn thấy bột bị vón cục thì đó là bột nở sắp không dùng được nữa.
Dùng Baking soda làm bánh có được không? Công thức làm bánh với Baking soda như thế nào, hãy cùng xem những bài viết tiếp theo trên Blogtonghop24h.edu.vn nhé!
>>>>>Xem thêm: Cách làm cá lóc hấp củ sắn ngon ngọt, cả nhà đều mê
Hạn sử dụng của 2 loại bột này chỉ từ 3 tháng đến 6 tháng