Củ năng là nguyên liệu thường thấy trong chè, thạch trà sữa… Nhưng liệu bạn có biết củ năng là gì chưa? Và công dụng với sức khoẻ ra sao. Cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé.
Củ năng chắc chắn không còn xa lạ gì với tất cả chúng ta. Vì nó được tìm thấy trong nhiều món ăn thức uống khoái khẩu mà ai cũng thích. Tuy nhiên loại củ này ngoài việc dùng làm thực phẩm, thì nó còn được xem như là bài thuốc hỗ trợ chữa được rất nhiều bệnh.
Bạn đang đọc: Củ năng là gì, công dụng và những lưu ý khi sử dụng củ năng
Tham khảo thêm: Cách làm thạch củ năng
Củ năng là gì?
Củ năng là 1 loại củ vô cùng quen thuộc và gần gũi với gia đình người Việt, có tên gọi khác là Mã thầy hay bột tề, vừa có thể chế biến món ăn vừa được xem là cây thuốc Đông Y ứng dụng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh.
Về hình dáng bên ngoài, củ năng có hình tròn dẹt nhỏ gần giống với hành tây nhưng có vỏ dày màu đen, ruột trắng. Củ năng khi ăn sống có mùi vị gần giống như bắp, giòn giòn, vị ngọt mát và mọng nước.
Củ năng được trồng nhiều ở châu Á, châu Úc, nhiệt đới châu Phi và nhiều quần đảo khác ở Thái Bình Dương và Ấn Độ dương. Trong củ năng chứa nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể như: vitamin, sắt, magie, kali… rất tốt cho cơ thể.
Bạn có thể tham khảo thêm: Cây năng (năn bộp) là gì? Năn bộp làm món gì ngon?
Công dụng của củ năng là gì?
Củ năng là loại thực phẩm rất bổ dưỡng, ngoài ra nó còn có khả năng hỗ trợ trị liệu các bệnh như: tim mạch, đái tháo đường, giảm nguy cơ sỏi thận, phục hồi sức khỏe… Sau đây là chi tiết về công dụng của củ năng.
Có khả năng giải rượu
Khi uống quá nhiều rượu bia, bụng của chúng ta sẽ rất nóng và khó chịu. Lúc này, chỉ cần bạn ép lấy phần nước rồi cho thêm ít chanh và ít muối, uống vào sẽ hạn chế được chất độc của rượu bia vào cơ thể.
Giúp ngừa bệnh tim mạch
Tìm hiểu thêm: Cách làm chuối chát ngâm chua ngọt lạ miệng, ít ai biết
Trong củ năng chứa nhiều axit béo như linoleic acid, loại này rất tốt cho sức khỏe tim mạch và phát triển thần kinh ở trẻ em.
Tốt cho đường ruột
Chất xơ và tinh bột trong củ năng thuộc loại tiêu hóa chậm, chính vì thế nó giúp tăng cường sức khỏe đường ruột, cải thiện những vấn đề về tiêu hóa.
Giúp kháng khuẩn
Trong củ năng chứa các nguyên tố flavonoids và polyphenolic, đây là 2 thành phần giúp ngăn chặn và ức chế khả năng hoạt động của những loại virus và ung thư, cải thiện chức năng của dạ dày, điều trị mất ngủ và khó chịu của cơ thể.
Tăng cảm giác ngon miệng
Ăn củ năng sống hoặc ép lấy nước uống sẽ giải quyết những vấn đề về ăn uống kém ngon thường xảy ra ở người lớn tuổi.
Những lưu ý khi sử dụng củ năng
Tuy có nhiều công dụng là thế, tuy nhiên theo Đông Y, củ năng có tính lạnh nên không thích hợp với những người có thể chất hoặc bệnh lý thuộc thể hư hàn, được biểu hiện qua các triệu chứng như: sợ lạnh, tay chân dễ lạnh, hay đau bụng khi ăn thực phẩm sống lạnh, đại tiện lỏng hoặc nát, dễ bị cảm lạnh, ăn lâu tiêu…
Củ năng ăn sống rất nguy hiểm. Lý do là vì củ năng mọc dưới nước, nên có nhiều khả năng nhiễm ấu trùng sán vì chúng sẽ theo đường miệng vào cơ thể gây ra các bệnh về đường ruột.
Không nên ăn củ năng quá nhiều sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hoá, mỗi tuần ăn khoảng 1-2 lần là tốt nhất.
Củ năng khi chế biến cần được gọt sạch vỏ, đặc biệt là gọt thật sâu nơi cuống để có thể loại bỏ toàn bộ nơi cư trú của các ký sinh trùng.
Vậy là chúng ta đã hiểu rõ hơn về công dụng cũng như biết được một sự thật rằng không phải ai cũng có thể ăn củ năng được. Các bạn nhớ lưu ý thật kỹ nhé!
>>>>>Xem thêm: Tận dụng cơm nguội và các nguyên liệu đơn giản làm ngay món ăn vặt ngon bá cháy