Bạn muốn dự trữ bánh mì ăn dần, nhưng không biết bảo quản sao cho đúng. Hãy cùng Blogtonghop24h.edu.vn tìm hiểu về 4 cách bảo quản bánh mì cả tháng vẫn giòn ngon như mới ra lò.
Bánh mì là một món ăn rất phổ biến của Việt Nam, bao gồm vỏ là một ổ bánh mì nướng có da giòn, ruột mềm, bên trong là phần nhân. Tuy nhiên, món ăn này lại rất dễ bị mềm ỉu dẫn đến việc thường bị bỏ đi khi chưa ăn được hết gây lãng phí. Cho nên, cùng theo dõi bài viết sau để biết về 8 cách bảo quản bánh mì để được lâu, không bị khô, mốc này nhé!
Bạn đang đọc: 8 cách bảo quản bánh mì cả tháng vẫn giòn ngon như mới ra lò
Bảo quản bánh mì bằng khoai tây hoặc táo
Khoai tây hoặc táo tươi là những nguyên liệu tự nhiên có công dụng hút ẩm cực tốt, nên thường được các chị em nội trợ sử dụng để làm cách bảo quản bánh mì cho gia đình mình.
Cách làm khá đơn giản, bạn thái khoai tây hoặc táo và xếp vào chung với bánh mì và buộc chặt miệng túi lại để ở nơi thoáng mát. Cách bảo quản này sẽ giữ được bánh giòn thơm như lúc mới mua.
Bảo quản bánh mì bằng khoai tây hoặc táo
Bảo quản bánh mì bằng cần tây
Cần tây cũng có tác dụng giữ bánh mì giòn lâu giống như táo và khoai tây. Tuy nhiên bạn phải đem rau cần đi bỏ gốc, rửa sạch và để thật ráo. Nếu không chúng sẽ làm chiếc bánh của bạn bị hỏng mốc nhanh hơn.
Sau đó bạn bỏ bánh mì vào một chiếc túi kín, cho thêm vài cọng rau cần vào đó và buộc hay thắt chặt miệng túi lại và để ở những nơi thoáng mát.
Bảo quản bánh mì bằng cần tây
Bảo quản bánh mì bằng đường
Đường là cách bảo quản bánh mì có tác dụng kéo dài lâu hơn hẳn. Chỉ vài thao tác đơn giản, bạn chỉ cần cho ổ bánh mì vào chiếc túi zip, rồi bỏ thêm một viên đường nâu vào đó. Độ ẩm trong túi nếu có sẽ bị đường hút hết, từ đó có thể giúp cho ổ bánh của bạn giữ nguyên độ thơm ngon lâu hơn.
Bảo quản bánh mì bằng đường
Bảo quản bánh mì trong tủ đông
Giữ bánh mì trong tủ đông là cách tốt nhất để bảo quản bánh, giúp vỏ bánh giòn và bên trong mềm. Đầu tiên bạn cho bánh mì vào chiếc túi zip kín. Từ từ đẩy hết không khí ra ngoài và buộc chặt lại rồi mới cho vào ngăn đá để không khí không làm ẩm bánh. Bánh mì đông lạnh có thể để được từ hai đến ba tháng.
Nếu như ổ bánh mì quá to, bạn có thể cắt thành từng lát trước khi cho vào tủ đông để khỏi mất công rã đông. Khi muốn lấy ra ăn trở lại, bạn chỉ cần lấy ra ngoài và cho vào trong lò nướng hoặc máy nướng bánh mì mini để bánh mì trở nên mềm và giòn trở lại.
Bảo quản bánh mì trong tủ đông
Một số lưu ý khi bảo quản bánh mì giòn lâu
– Nên đựng bánh ở trong túi zip và hút hết không khí ra ngoài. Không nên đựng bánh có vỏ bằng ni lông sẽ làm vỏ bánh bị mềm.
– Nên bảo quản bánh mì ngay sau khi nướng xong để bánh giữ được độ giòn lâu nhất.
– Để làm giòn trở lại, đặt các cuộn đông lạnh trực tiếp trên giá lò nướng trong lò nướng đã được làm nóng trước trong 10-12 phút. Chúng sẽ giòn hơn so với lần nướng đầu tiên.
Bảo quản bánh mì bằng túi giấy hoặc giấy báo
Trong giấy có cơ chế thấm hút mạnh, do đó sử dụng túi giấy, giấy báo sẽ giúp bánh mì giữ được độ giòn trong khoảng 8 – 9 giờ. Nếu bạn muốn bảo quản bánh mì để sử dụng trong ngày hôm sau, đây sẽ là cách hiệu quả nhất.
Để thực hiện, bạn dùng túi giấy hoặc giấy báo bọc bánh mì lại, sau đó đặt ở những nơi thoáng mát như trên bàn, trên bếp,…
Tìm hiểu thêm: Cách làm kẹo Turkish Delight ngọt lịm, đảm bảo bé nhà thích mê
Bảo quản bánh mì bằng túi giấy hoặc giấy báoBảo quản bánh mì bằng nước và than hồng
Đối với những ổ bánh mì bị mềm, không còn độ giòn, bạn có thể sử dụng nước và than hồng để khiến bánh mì giòn ngon hơn.
Bạn chỉ cần làm ẩm bánh mì dưới vòi nước hoặc nhúng bánh mì vào thau nước sạch, sau đó nướng chúng trên than hồng. Bánh mì sẽ trở nên nóng giòn ngay. Nếu không có bếp than, bạn cũng có thể sử dụng lò vi sóng để nướng bánh mì nhé.
Sau khi hâm nóng, bạn có thể dùng bánh mì để chế biến thành các món ăn sáng cho gia đình như bánh mì bơ nướng mật ong, bánh mì kẹp thịt xiên,…
Bảo quản bánh mì bằng nước và than hồng
Bảo quản bánh mì bằng giấy bạc hoặc túi zip
Sử dụng giấy bạc hoặc túi zip cũng là cách bảo quản bánh mì được nhiều chị em nội trợ sử dụng. Cách này sẽ giúp bánh mì giữ được độ giòn mà không quá khô.
Để thực hiện, bạn chỉ cần dùng một tờ giấy bạc gói bánh mì lại và để ở nhiệt độ phòng, thoáng mát. Nếu bảo quản bánh mì với túi zip, bạn cắt bánh mì thành những lát mỏng vừa ăn rồi cho vào túi. Bạn cũng đặt túi zip ở những nơi có nhiệt độ thoáng mát nhé.
Bảo quản bánh mì bằng giấy bạc hoặc túi zip
Hấp lại bánh mì bằng nồi cơm điện
Bạn cũng có thể tận dụng chiếc nồi cơm điện của mình để hấp lại bánh mì, giúp bạn mì trở nên giòn ngon như mới ra lò.
Cách thực hiện cũng vô cùng đơn giản. Bạn cho bánh mì vào túi nilon, sau đó đặt túi vào một cái chén nhựa và cho vào nồi cơm. Tiếp theo, bạn bật nút nấu cơm lên, canh đến khi bánh mì phồng lên như ý muốn thì tắt nồi và lấy bánh mì ra nhé.
>>>>>Xem thêm: Tết rảnh rỗi, ghé hàng quà vặt truyền thống được giới trẻ Hà Thành yêu thích
Hấp lại bánh mì bằng nồi cơm điệnTrên đây là 4 cách bảo quản bánh mì cả tháng vẫn giòn ngon như mới ra lò mà Blogtonghop24h.edu.vn muốn mang đến cho bạn. Hy vọng thông qua bài viết này giúp bạn có thêm một số mẹo trong cách bảo quản bánh mì nhé.